LỚP TDO5 - ĐH GTVT TP.HCM

XIN MỜI ĐĂNG NHẬP VÀO FORUM CỦA LỚP TD05

Join the forum, it's quick and easy

LỚP TDO5 - ĐH GTVT TP.HCM

XIN MỜI ĐĂNG NHẬP VÀO FORUM CỦA LỚP TD05

LỚP TDO5 - ĐH GTVT TP.HCM

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

lỚP TD05- NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP - ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

Latest topics

» Phần mềm lập trình cho PLC Allen-Bradley (Rockwell Automation)
by trungdoan Tue Mar 22, 2016 12:55 am

» Lập trình S7-200 nâng cao
by tuandhdi4kt Sun Sep 06, 2015 10:29 pm

» [Ebook] Automating with STEP 7 in STL and SCL: SIMATIC S7-30
by tuandhdi4kt Sun Sep 06, 2015 9:23 pm

» Đồ Án "Cẩu hàng Điều khiển nâng hạ cẩu hàng trên cảng trọng lượng 5 tấn"
by a2s2c2 Fri Jun 12, 2015 9:44 pm

» connect RSLogix500 with RSView32 via RSLinx OPC Sever de lam mot he thong SCADA
by tranthanhhai Sun May 31, 2015 11:27 am

» Một cuốn sách rất hay để học lập trình PLC - Programmable Logic Controllers, 2010 4th edition
by amitufuo Sat May 30, 2015 5:35 pm

» Xin tài liệu
by huy070707 Mon Dec 01, 2014 6:09 pm

» Crack cho các phần mềm lập trình PLC Allen-Bradley (Rockwell Automation)
by quanghaiqn132 Mon Nov 24, 2014 12:49 am

» mitsubishi
by duong Thu Nov 13, 2014 8:23 pm

» Các phần mềm lập trình setup hệ thống Mitsu
by ngoctruong27 Tue Sep 30, 2014 1:11 pm

» Cấu trúc và lập trình họ vi điều khiển 8051
by anhkhoa23 Sun Sep 21, 2014 5:23 am

» FluidSIM v3.6
by khactienkt Wed Aug 13, 2014 10:07 pm

» PLC Training software Mitsubishi
by dangnamtn Wed Jun 25, 2014 12:02 am

» mô phỏng S7-300 với SPS-VISU
by thuyliem Wed Apr 02, 2014 1:22 pm

» cách thức làm mạch đếm sản phẩm
by lecuong Fri Mar 21, 2014 9:22 am

» Các ví dụ lập trình PLC Omron (Tiếng Anh,Rất hay)
by lecuong Fri Mar 21, 2014 9:07 am

» PHẦN MỀM ITS PLC PE PROFESSIONAL V1.23
by nguyenkimanh_ht Mon Feb 24, 2014 10:51 am

» mang truyen thong cong nghiep
by CPC80 Sun Feb 16, 2014 3:11 pm

» Ebook sử dụng Step 7 lập trình S7-300 và S7-400
by huuphong.spkt08 Tue Feb 04, 2014 9:58 am

» Link down Pic Tiếng việt mới nè
by quocdat Wed Jan 08, 2014 1:34 am

Top posters

lethanhson (316)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
hungnho86 (302)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
letronghoang (292)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
its_me (266)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
mrken (255)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
tranhuyngoc (254)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
lanhieu0305 (193)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
huynhhungtd05 (193)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
hailua246 (175)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 
toantran (165)
CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_lcapCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_voting_barCÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! I_vote_rcap 

    CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!!

    toantran
    toantran


    Giới tính : Nam
    Tổng số bài gửi : 165

    Points : 313
    Join date : 30/06/2009
    Age : 38
    Đến từ : Quảng Bình quê ta ơi!!!!!

    CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!! Empty CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT!!!

    Bài gửi by toantran Sun Jul 12, 2009 11:42 pm

    CÁC PHƯƠNG PHÁP MÃ HÓA BIT
    1. NRZ, RZ

    NRZ (Non-Return To Zero) là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống bus trường. Thực chất, cả NRZ và RZ đều là các phương pháp điều chế biên độ xung. Như trên hình ... mô tả, bit 0 và 1 được mã hóa với hai mức biên độ tín hiệu khác nhau, mức tín hiệu này không thay đổi trong suốt chu kỳ bit T (một nhịp bus). Cái tên NRZ được sử dụng, bởi mức tín hiệu không quay trở về 0 sau mỗi nhịp. Các khả năng thể hiện hai mức có thể là:

    * 1 Đất và điện áp dương.
    * 2 Điện áp âm và đất.
    * 3 Điện áp âm và điện áp dương cùng giá trị (tín hiệu lưỡng cực).

    Một trong những ưu điểm của phương pháp NRZ là tín hiệu có tần số thường thấp hơn nhiều so với tần số nhịp bus. Phương pháp này không thích hợp cho việc đồng bộ hóa, bởi một dãy bit 0 hoặc 1 liên tục không làm thay đổi mức tín hiệu. Tín hiệu không được triệt tiêu dòng một chiều, ngay cả khi sử dụng tín hiệu lưỡng cực, nên không có khả năng đồng tải nguồn.
    Phương pháp RZ (Return to Zero) cũng mã hóa bit 0 và 1 với hai mức tín hiệu khác nhau giống như NRZ. Tuyu nhiên, như cái tên của nó hàm ý, mức tín hiệu cao chỉ tồn tại trong nửa đầu của chu kỳ bit T, sau đó quay trở lại 0. Tần số cao nhất của tín hiệu chính bằng tần số nhịp bus. Giống như NRZ, tín hiệu mã RZ không mang thông tin đồng bộ hóa, không có khả năng đồng tải nguồn.

    2. Mã MANCHESTER

    Mã Manchester và các dạng dẫn xuất của nó không những được sử dụng rất rộng rãi trong truyền thông công nghiệp, mà còn phổ biến trong các hệ thống truyền dữ liệu khác. Thực chất, đây là một trong các phương pháp điều chế pha xung, tham số thông tin được thể hiện qua các sườn xung. Bit 1 được mã hóa bằng sườn lên, bit 0 bằng sườn xuống của xung ở giữa chu kỳ bit T, hoặc ngược lại (Manchester-II).

    Như thấy rõ trên hình ..., đặc điểm của tín hiệu là có tần số tương đương với tần số nhịp bus, các xung của nó có thể sử dụng trong việc đồng bộ hóa giữa bên gửi và bên nhận. Sử dụng tín hiệu lưỡng cực, dòng một chiều sẽ bị triệt tiêu. Do đó phương pháp này thích hợp với các ứng dụng đòi khả năng đồng tải nguồn. Một điểm đáng chú ý nữa là do sử dụng sườn xung, mã Manchester rất bền vững đối với nhiễu bên ngoài. Nhưng ngược lại, nhiễu xạ của tín hiệu cũng tương đối lớn bởi tần số cao.

    3. AFP

    Với phương pháp xung sườn xoay chiều AFP (Alternate Flanked Pulse, xung sườn xoay chiều), mỗi sự thay đổi trạng thái logic được đánh dấu bằng một xung có cực thay đổi luân phiên (xung xoay chiều). Có thể sắp xếp AFP thuộc nhóm các phương pháp điều chế vị trí xung. Ví dụ, thay đổi từ bit 0 sang 1 được mã hóa bằng một xung sườn lên, từ 1 sang 0 bằng một xung sườn xuống (hoặc có thể ngược lại).

    Đặc điểm tín hiệu là tần số thấp, không mang thông tin đồng bộ hóa và không tồn tại dòng một chiều. Sử dụng các xung có hình sin ở đây sẽ giảm nhiễu xạ một cách đáng kể. Hơn thế nữa, cũng như mã Manchester, mã AFP rất bền vững đối với tác động của nhiễu từ bên ngoài.

    4. FSK

    Trong phương pháp điều chế dịch tần số FSK (Frequency Shift Keying), hai tần số khác nhau được dùng để mã hóa các trạng thái logic 0 và 1, như được mô tả trên hình.... Đây chính là phương pháp điều chế tần số tín hiệu mang, hay truyền tải dải mang.

    Tín hiệu có dạng hình sin, các tần số có thể bằng hoặc là bội số tần số nhịp bus nên có thể dùng để đồng bộ nhịp. Một ưu điểm tiếp theo của phương pháp này là độ bền vững đối với tác động của nhiễu. Nhờ tính chất điều hòa của tín hiệu mà dòng một chiều được triệt tiêu, nên có thể sử dụng chính đường truyền để đồng tải nguồn nuôi các thiết bị kết nối mạng.

    Một nhược điểm điểm của FSK là tần số tín hiệu tương đối cao. Điều này một mặt dẫn đến khả năng gây nhiễu mạnh đối với bên ngoài và mặt khác hạn chế việc tăng tốc độ truyền. Thực tế, phương pháp này chỉ được sử dụng cho các hệ thống có tốc độ truyền tương đối thấp.
    h100 h100 h100 h101 h101 h101 h101

      Hôm nay: Mon May 20, 2024 9:34 am